Với câu hỏi Đền Bắc Hà ở đâu ? Đền nằm trên địa thế dựa lưng vào núi, mặt hướng ra núi Mẹ con thuộc thị trấn Bắc Hà tỉnh Lào Cai. Vậy đền Bắc Hà thờ ai và ngày hội đền Bắc Hà Lào Cai mang ý nghĩa gì ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.(Xem thêm: Mua vé tàu đi sapa )
Di tích đền Bắc Hà - Lào Cai
1. Đền Bắc Hà nằm ở đâu?
Với Đền Bắc Hà ở đâu ? thì hiện nay Đền tọa lạc tại trung tâm thị trấn Bắc Hà, địa thế dựa lưng vào núi, mặt hướng ra núi Mẹ con, mang dáng vẻ uy nghi, linh thiêng, cổ kính với thế núi non phong cảnh hữu tình.
Tam quan đền Bắc Hà Lào Cai rộng 5m và chính giữa phía trên cổng chính cao 4m là một hoành phi đề 3 chữ Hán "Bắc Hà từ" (đền Bắc Hà). Toà nhà đại bái được làm bằng gỗ tốt, hai đầu dốc được xây dựng bằng gạch to bản, phía ngoài đầu đối được đắp nổi hình mặt rồng, mang dáng dấp của rồng thời Nguyễn. Phía trên mái đắp hình "Lưỡng long vờn nguyệt", biểu hiện cho cư dân nông nghiệp, luôn cầu cho mưa gió thuận hoà, mùa màng tốt tươi. Kế tiếp với nhà Đại bái là toà hậu cung, được chia làm hai phần. Phía bên ngoài là nơi thờ chính. Chính giữa của nhà ngoài là nơi thờ Đức Thánh Trần, bệ thờ chia theo hình tam cấp.
Phía hậu cung là cung cấm, lợp ngói vẩy rồng. Phía trong đặt một khám thờ bằng gỗ, là nơi đặt bài vị thờ Vũ Văn Mật và dòng họ Vũ. Trên bàn thờ còn đặt hai ống đựng sắc phong thời kỳ Bảo Đại nhưng do trước đây lính khố đỏ đã lấy đi mất chỉ còn lại ống đựng sắc phong, được sơn son thếp vàng.Từ ngọn núi Sau Đền Bắc Hà ở Lào Cai có thể nhìn thấy núi Mẹ Con rất rõ.
2. Tự hào về sự tích đền Bảo Hà Lào Cai
Sự tích đền Bắc Hà gắn liền với lịch sử Việt Nam. Thời vua Lê Chiêu Tông (1516 – 1522) tại làng Ba Động, huyện Gia Phúc (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) có hai anh em dòng họ Vũ là Vã Văn Uyên và Vũ Văn Mật đã lên xóm Khau Bầu, Đại Đồng trấn Tuyên Quang sinh sống. Vì thấy tù trưởng Đại Đồng tàn ác, ngược đãi dân lành, giặc dã cướp bóc triền miên, anh em họ Vũ đã tập hợp người dân địa phương, thu phục được nhiều tù trưởng người dân tộc thiểu số, trấn an tình hình địa phương, rồi lập nghiệp trên vùng quê mới.
Những việc làm nghĩa cử của anh em họ Vũ đã thu phục được dân chúng trong vùng về tụ hội. sinh cơ lập nghiệp. Họ Vũ chọn vùng đất Phúc Khánh (Phố Ràng, Bảo Yên ngày nay) xây dựng căn cứ, đặt doanh Yên Bắc. Từ đó, vùng này đã thành vùng dân cư đông đúc, về sau dân ở nhiều miền khác do chiến tranh ly tán cũng theo nhau đến lập nghiệp. Người Kinh từ xuôi lên sát cánh cùng người Tày, người Nùng An, người Dao và các dân tộc thiểu số khác làm cho vùng đất theo triền sông Chảy lên tận tổng Ngọc Uyển (Bảo Nhai ngày nay) phồn thịnh. Vào đời Lê Chiêu Tông (1516 – 1522), anh em họ Vũ chiêu mộ binh sỹ, quân số lên tới hàng vạn người, liên kết với các tù trưởng tiến hành xây dựng vùng căn cứ ngược theo triền sông Hồng và sông Chảy, dẹp loạn cho dân, giúp nhà Lê chống giặc ngoài xâm lấn biên ải. Theo sử cũ “Tương truyền Gia Quốc Công đắp thành Nghị Lang vững chãi, xây lũy cứ ở Trung Đô tổng Ngọc Uyển giữ yên bờ cõi, không cho giặc ngoài xâm lấn”. Vũ Văn Uyên đã được triều đình phong cho chức Đô tổng binh trấn Tuyên Quang và tước Khánh Dương Hầu.
Đền Bắc Hà thờ ai ? Đền được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, thờ phụng hai anh em Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật, trên động Ngọc Uyển (vùng Bắc Hà ngày nay). Tưởng nhớ công lao Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật, các tướng lĩnh, tù trưởng công lao đánh giặc dẹp loạn, hùng cứ cả một vùng rộng lớn, huy động được các dân tộc thiểu số địa phương trấn giữ vùng núi phía Bắc, ngăn giặc xâm lấn biên ải từ.
Với sự tôn kính, tỏ lòng biết ơn đối với Anh hùng có công với dân, với nước và vùng đất Bắc Hà. Hình ảnh đền Bắc Hà Lào Cai là di sản văn hóa có ý nghĩa lớn trong quá trình lịch sử phát triển của một vùng đất nới địa đầu đất nước. Nơi giáo dục truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Hình ảnh lễ hội đền Bắc Hà Lào Cai
3. Ý nghĩa đẹp của lễ hội đền Bắc Hà ở Lào Cai
Ngày hội đền Bắc Hà được tổ chức hàng năm vào ngày 7/7 âm lịch ở đền Bắc Hà Lào Cai, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, nhằm tưởng nhớ ngày mất Gia quốc công Vũ Văn Mật, người đã có công dẹp loạn, an dân, hùng cứ vùng Tây Bắc thế kỷ 16-17. Phần Lễ gồm: lễ dâng hương, khoá tế nam, khoá kế nữ, rước kiệu.
Trong thời gian diễn ra lễ hội, ngoài các tiết mục văn nghệ chào mừng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương như múa xòe sẽ có nhiều hoạt động thể thao đặc sắc như: đẩy gậy, chọi gà, kéo co, cờ tướng…
Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sự tích đền Bắc Hà cũng như ý nghĩa lễ hội đền Bắc Hà. Đền đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc Gia năm 2003.