Hội An có đến 60 món ăn truyền thống độc nhất chỉ nơi đây mới có. Hầu hết du khách đến thăm Hội An đều rất ấn tượng bởi món ăn địa phương của thị trấn cổ này. Các kỹ năng nấu ăn của các đầu bếp ở Hội An được coi như một hình thức nghệ thuật. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có nhiều món ăn hấp dẫn được kết hợp gữa ẩm thực Trung Quốc và các nước khác. Do tính đa dạng về văn hoá ẩm thực nơi đây. Hội An đã tạo nên sự khác biệt rất nhiều và trở thành một trong những nơi có ẩm thực đường phố độc đáo nhất Việt Nam. Hãy xem những món ăn gây nghện lần đầu ăn thủ khi đến Hội An là gì nhé! Mời bạn xem thêm:
vé tàu Hà Nội đi Huế chất lượng cao tại đây.
![Những món ăn "gây nghiện" khi đến Hội An](/pic/News/images/Nh%E1%BB%AFng%20m%C3%B3n%20%C4%83nhi%20%C4%91%E1%BA%BFn%20H%E1%BB%99i%20An.jpg)
Những món ăn gây nghiện từ lần đầu tiên ăn thử ở Hội An
Đến hội An, điều khiến du khách ấn tượng không chỉ bởi cảnh vật phố cổ huyền bí, cổ xưa, con người thân thiện, khí hậu tuyệt vời mà còn ở các món ăn truyền thống có nét Hội An rất riêng. Những món ăn độc đáo gia truyền luôn được giữ bí mật về các chế biến và công thức nấu nướng khiến du khách bị “nghiện” ngay từ lần đầu tiên thưởng thức. Đó là sự đa dạng của ẩm thực Hội An khiến cho bữa ăn trở nên độc đáo không bao giờ quên trong hồi ức của du khách khi nhớ về.
Cách thức để chuẩn bị món ăn, từ nguyên liệu dùng làm thực phẩm ăn uống, phải tuân theo 5 yếu tố đó là: kim (kim loại), mộc (gỗ), thủy (nước), hỏa (lửa), thổ (đất) và tất cả phải được cân bằng để được coi là người sành ăn theo tiêu chuẩn của Hội An. Có hơn 60 món ăn truyền thống độc nhất ở Hội An. Sau đây là một vài mẫu ẩm thức các món ăn phổ biến nhất ở Hội An.
Mì Quảng - Hội An
Đây là món ăn đặc sắc phổ biến nhất ở Hội An và Quảng Nam. Mì có màu vàng hoặc trắng và được làm từ bột gạo, trộn với tôm, thịt heo, rau, thịt gà và gia vị. (Tham khảo: Top món ăn kinh dị nhất ở Việt Nam )
Cao Lầu - Hội An
Cao Lầu là một món ăn được làm từ mì. Mì được làm bằng bột gạo ngâm trong nước lã và nấu chín ba lần. Mì Cao Lầu thường được kết hợp với thịt nướng thơm vàng ruộm, rau cải, mầm đậu và các loại gia vị. Chỉ có nước từ giếng ở Hội An mới có thể được sử dụng để làm món mì Cao Lầu đích thực.
Du khách đến Hội An muốn ăn Cao Lầu đích thực nên tìm đên các quán ăn trên đường phố Cao Lầu trên đường Trần Phú hoặc Lê Lợi. Những cửa hàng này luôn đông đúc người ăn. Giờ cao điểm để thưởng thức món Cao Lầu tại đây khoảng từ 3:00 PM đến 4:30 PM. Ngoài ra còn có nhiều nhà hàng phục vụ các món ăn ngon của Cao Lầu khác.
Bánh Bao - Bánh Vạc
Nhiều người thích những chiếc bánh bao không chỉ vì hương vị ấn tượng hết sức thơm ngon mà còn do sự xuất hiện độc đáo của nghệ thuật trưng bày món ăn của người dân nơi đây. Người Pháp đặt tên cho món ăn này là"hoa hồng trắng". Bánh được làm bằng bột gạo trắng và nhồi với thịt tôm nấu chín. Màu sắc của bột cùng với màu sắc của thịt tôm làm cho nó gần giống với một đóa hoa hồng trắng xinh đẹp. Chỉ có một gia đình ở Hội An có thể làm bánh này với hương vị chuẩn nhất, địa chỉ nằm trên đường Hai Bà Trưng.
Bánh Su Sê - Hội An
Bánh Su Sê được làm bằng gạo nếp, đậu xanh và dừa. Bánh được gói trong lá chuối và hấp. Tên gốc của chiếc bánh này là bánh "phu thê", có nghĩa là vợ chồng. Tên này bắt nguồn từ một câu chuyện về một cặp vợ chồng trẻ sống cùng nhau trong một thị trấn nhỏ. Một hôm, chồng phải đi đến một nơi khác để làm ăn. Trước khi chồng rời đi, vợ làm một chiếc bánh đặc biệt cho anh ta để bày tỏ tình yêu của mình. Người chồng, để tỏ lòng biết ơn, đã đặt tên cho chiếc bánh "bánh Phu thê".
![Những món ăn "gây nghiện" khi đến Hội An(3)](/pic/News/images/b%C3%A1nh%20su%20s%C3%AA.jpg)
Tuy nhiên, sự quyến rũ của một thành phố mới và những cô gái xinh đẹp lôi kéo người chồng và anh ta không muốn trở về nhà. Người vợ làm bánh khác và gửi nó cho chồng để nhắc nhở anh rằng cô kiên nhẫn chờ anh trở lại với tình yêu và sự thương nhớ của mình nơi quê nhà. Khi người chồng nhận được món quà, anh cảm thấy hối tiếc và xấu hổ với tình cảm của vợ mình và trở về nhà ngay lập tức. Bánh phu thê đã trở thành một biểu tượng của tình yêu và sự thủy chung. Loại bánh này luôn được tìm thấy trong các lễ ăn hỏi, cưới xin ở Việt Nam truyền thống. Khách đến thăm Hội An thường lựa chọn mua bánh Phu thê làm quà cho bạn bè.